I. Đối tượng phải lập Báo cáo công tác Bảo vệ môi trường
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch Bảo vệ môi trường, Đề an Bảo vệ môi trường và Giấy phép môi trường.
II. Nội dung chương trình giám sát môi trường
Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
III. Mô tả công việc khi lập Báo cáo Công tác Bảo vệ môi trường:
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh.
- Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm. Đánh giá chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng.
IV. Nơi nộp Báo cáo Công tác Bảo vệ môi trường
- Chi cục môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường);
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp Huyện (Quận ) nơi đặt cơ sở (đối với đối tượng phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường).
- Ban quản lý Khu công nghiệp (đối với đối tượng nằm trong Khu công nghiệp)